Đang là ông chủ của một cửa hàng sửa chữa điện thoại,ồngrausạchtrênốngnhựathuhoạchmỗiốngtừđếket qua xo so nhưng luôn hiếu kỳ trước những mô hình nông nghiệp mới lạ, anh Phạm Ngọc Trọng (37 tuổi, xã Thuận Đức, TP.Đồng Hới, Quảng Bình) đã "liều mình" thực hiện mô hình trồng rau khí canh và bước đầu thành công.
Cơ duyên đến với nông nghiệp từ khi anh tình cờ thấy các hình ảnh về trồng rau khí canh trên mạng, rồi tò mò tìm hiểu.
"Tôi thấy họ trồng rau trong ống nhựa dựng thẳng đứng, nên thắc mắc làm thế nào có thể phát triển cây tốt như vậy. Tôi tìm hiểu và biết đến một kỹ thuật đang là xu thế phù hợp với các gia đình sống tại thành phố, không có nhiều đất trồng rau nhưng muốn có rau sạch để ăn", anh Trọng nói.
Qua tìm hiểu, anh Trọng dần tiếp cận được với các kỹ thuật cũng như công nghệ để tạo ra được một vườn rau khí canh. Vốn là một người sửa chữa điện thoại, am hiểu công nghệ, máy móc nên không gặp nhiều khó khăn. Tận dụng diện tích đất trống trong vườn nhà, anh lắp đặt máy móc, làm 50 ống nhựa để trồng thử nghiệm.
Mong muốn mang rau sạch đến với mọi người
Bắt đầu thực hiện từ tháng 6.2023, anh Trọng trồng thử nghiệm rau cải và có chút lo lắng liên quan đến khí hậu.
"Hầu như mọi thứ đều thuận lợi khi tôi tìm hiểu, chỉ lo sợ khí hậu Quảng Bình sẽ không thích hợp để trồng khí canh. Nhưng sau 3 tuần, cây rau phát triển rất tốt, tôi thu hoạch sử dụng trong gia đình và tặng hàng xóm thưởng thức, được nhiều người ủng hộ", anh Trọng chia sẻ.
Theo anh Trọng, cách trồng khí canh sẽ phù hợp với điều kiện của các gia đình sinh sống ở thành phố, thường sân vườn chật hẹp. Trồng rau khí canh cũng không cần đến đất; khoản tưới nước, bơm chất dinh dưỡng cho cây thì do máy móc "cáng đáng", không tốn nhiều sức lao động.
"Hiện tại số rau thu hoạch được tôi vẫn đang bán cho người dân địa phương. Ý định của tôi không chỉ là trồng rau bán, mà "bán" cả mô hình cho người dân, để ai cũng có thể tự làm ra rau sạch sử dụng", anh Trọng nói.
Mô hình có nhiều ống nhựa, mỗi ống nhựa được đục 45 lỗ để trồng cây. Khi cây phát triển tốt, đến lúc thu hoạch mỗi ống có thể mang lại 5 - 10 kg rau, tùy theo loại. Rau được trồng theo cách hữu cơ này cũng cho năng suất cao hơn, cây phát triển tốt hơn.
Hiện tại, rau cải hữu cơ của anh Trọng đang bán với giá 80.000 đồng/kg, mặc dù giá cao hơn so với rau bán ở chợ nhưng vườn rau của anh Trọng rất nhanh hết hàng.
Đối với kỹ thuật trồng khí canh, hiện tại anh Trọng cũng đang bán lại mô hình (gồm máy móc, công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật) với giá từ 7 - 10 triệu đồng/mô hình, tùy theo nhu cầu sử dụng của người dân. Song, số vốn bỏ ra chính là cản trở lớn nhất đối với người dân, hiện tại anh đang đón các đoàn tham quan của địa phương, giới thiệu cho mọi người về hiệu quả, lợi ích mang lại của kỹ thuật trồng rau khí canh.
Bà Lê Thị Hường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Đức, mong muốn mô hình trồng rau khí canh sẽ tiếp tục được mở rộng trên địa bàn.
"Với kỹ thuật trồng mới lạ này, người dân sẽ có thể tự mình trồng rau sạch để ăn. Khó khăn lớn nhất để tiếp cận với mô hình này là vốn. Chúng tôi đã động viên cũng như đưa các hội viên đến tham quan vườn rau của anh Trọng và sẵn sàng tạo điều kiện để mô hình có thể phát triển tốt", bà Hường nói.